Quy luật 14 quẻ trong kinh dịch theo Mã Tiền Khóa
Quẻ thứ 1. 山 雷 頤 SƠN LÔI DI![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_szqb3DMEu4U6WfIe4h0x9-y6MF5l_78YG9ZIWC1I1J49gy85G3fGkD-gyx35nWDfRntyZ2pSfW7TKTwUxlGYrQoN-D2zCLeFovUxnL=s0-d)
Trong quẻ Di có Tượng mồm miệng, Thánh nhân mới nghĩ đến vấn đề di dưỡng, chứ không nói rằng ăn uống, vì chữ di dưỡng bao quát hơn vấn đề ăn uống. Ta có thể nói: Di dưỡng tinh thần, đức hạnh, thân xác, tha nhân.
Quẻ thứ 2. 離 為 火 LY VI HỎA![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_utg_g1PL8N5VdpSPBikRuwEsPjT6N2dNqdvdStODZ3CT0nLtc04ZllbECsO4ayw_vq3rfPHizL_zy6dYrrrh02h1SoL0SayunTIErg=s0-d)
Quẻ Ly đơn, hào giữa là Âm. Ly ở nơi quẻ Đơn, có nghĩa là lửa. Nơi quẻ Kép có nghĩa là dựa nương. Ly là dựa nương. Mà điểm tựa của con người là sự trung chính.Tu luyện là biến Ly thành Kiền = thành Trời, tức là phải lấy hào Dương của quẻ Khảm đơn, mà thay thế vào Hào Âm của quẻ Ly, vì Hào Dương của Khảm tượng trưng cho Đạo tâm. Phương pháp này gọi là Dĩ Khảm điền Ly.
Quẻ thứ 3. 山 地 剝 SƠN ĐỊA BÁC![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uJr1MzHFZLBupWWy2-HVoEIFerRhrZaIGupVq3iTDdEIQ71JAZGyCbA8SqO7d42PqwE1MwoeiYKOAz6d56CNWg7Q6tj1xAOQZtj_o1Dg=s0-d)
Quẻ thứ 4. 雷 水 解 LÔI THỦY GIẢI![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_u165A0OSibhguT9_cov-vnS4KiUuja6Z7kdNcKHwDSjNiA8HDeqhoLFaWa8HcL909F8KKlMdfYNRMoO-K-hPoS5PPFHAcY2P6I4vwrXQ=s0-d)
Quẻ thứ 5. 天 地 否 THIÊN ĐỊA BĨ![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_sSd8Q2WGQ17y_hmIvODKLA18QK7MpKbqr07lcbWVFJ30hGhQFsceprATAbnuKqn4rGUFvbyce_qGoPj0awlxsMs3C1AY1vKD3I4wKOAA=s0-d)
Quẻ thứ 6. 兌 為 澤 ĐOÀI VI TRẠCH![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uSXn0SSIhjzLZE4mPZT2nMTyQ7UQdoBeq5N-KavTtZODz1kZf0JxGje59KorODbSS4KT978r5NwKDHBdwAH9vI4R-9sRW3v_PMmapz2w=s0-d)
Làm cho người đẹp lòng, đẹp dạ, người sẽ vui lòng cộng tác với mình để làm nên đại sự, vì thế nói Đoài hanh. Nhưng làm đẹp lòng người đây, không phải bằng những thủ đoạn bất chính, mà phải bằng những đường lối chính đáng, những cách thức đường hoàng, như vậy mới hay, mới lợi (Lợi trinh). Trinh là minh chính, chính đáng.
Quẻ thứ 7. 水 風 井 THỦY PHONG TỈNH![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_srejUGg8D0gYSf8COk8yQHZJlizCEX5M1Bah8g9tvGmeOMWX1MK7sgQPdMVu0ZXvczxDqZVaU8Wj2-wV-uzFrC3KCeaPbzMISBvGM0NLk=s0-d)
Quẻ thứ 8. 風 雷 益 PHONG LÔI ÍCH![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_vdZNDfqG0-Zdv7eZ2Wd968RXfqIpj6lkFD571sAH7PEuE7PpeWheyepSp_kUi2fyQAHbp8i6fbCHOmGUOu8wsWP7zGobRLk1vd5MwXnQ=s0-d)
Quẻ Ích đưa ra một nguyên tắc hành chánh, chánh trị hết sức là quan trọng. Cai trị là làm ơn, làm ích cho dân Quẻ Ích trên có chữ Thủy là nước, dưới có chữ Mãnh là bát. Như vậy Ích chẳng khác nào bát nước đầy.
Quẻ thứ 9. 火地晉 HỎA ĐỊA TẤN![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_tuG7LcvqNUoglwH55Kw-2m-ImPtVduk2HTGlTU2w5S81Cb9tR5PV_3y8-RsCNWySNnrV1vmh7La3VoLSjKGF6ntjmtY3rsEO0h9Mo80w=s0-d)
Quẻ thứ 10. 水 山 蹇 THỦY SƠN KIỂN
Quẻ thứ 11. 離 為 火 LY VI HỎA![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_utg_g1PL8N5VdpSPBikRuwEsPjT6N2dNqdvdStODZ3CT0nLtc04ZllbECsO4ayw_vq3rfPHizL_zy6dYrrrh02h1SoL0SayunTIErg=s0-d)
Quẻ thứ 12. 澤 風 大 過 TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_sNZZ91VLMYWmCtlIIfvPseXLOKwVfiKX4GuKOMb476QS5tEwOToWl6HeoIvdITs98Hja252Zz-Q3RHdYdGfZ4YFHyC6GaIWXgZPZK39fSSpA=s0-d)
Quẻ thứ 13. 天 大 畜 SƠN THIÊN ĐẠI SÚC![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_sJ8t-K6FhshkZIcQlYRrKaIjgtCxLEETgdiucFSGOG8gcMiLpUlEIKEr_zjP-hzjRQ_ba-CVscp_MCe8mmE-pYN8B5SHKaBzPzwCUsprOE=s0-d)
Quẻ thứ 14. 火 水 未 濟 HỎA THỦY VỊ TẾ![](https://lh3.googleusercontent.com/blogger_img_proxy/AEn0k_uIJdFxF0bDCj9z5CcGBr7enYnd9aOph3EvKosa3jxmfKbmUAym2B5EINBoip0RgH5A--FJM5pebsXaB9ZSixsnbpRfs-V1orbkE1Siuw=s0-d)
Quẻ thứ 1. 山 雷 頤 SƠN LÔI DI
Trong quẻ Di có Tượng mồm miệng, Thánh nhân mới nghĩ đến vấn đề di dưỡng, chứ không nói rằng ăn uống, vì chữ di dưỡng bao quát hơn vấn đề ăn uống. Ta có thể nói: Di dưỡng tinh thần, đức hạnh, thân xác, tha nhân.
Quẻ thứ 2. 離 為 火 LY VI HỎA
Quẻ Ly đơn, hào giữa là Âm. Ly ở nơi quẻ Đơn, có nghĩa là lửa. Nơi quẻ Kép có nghĩa là dựa nương. Ly là dựa nương. Mà điểm tựa của con người là sự trung chính.Tu luyện là biến Ly thành Kiền = thành Trời, tức là phải lấy hào Dương của quẻ Khảm đơn, mà thay thế vào Hào Âm của quẻ Ly, vì Hào Dương của Khảm tượng trưng cho Đạo tâm. Phương pháp này gọi là Dĩ Khảm điền Ly.
Quẻ thứ 3. 山 地 剝 SƠN ĐỊA BÁC
Quẻ Bác là một trong 12 quẻ dùng để chỉ sự vận chuyển tuần hoàn của guồng máy Âm Dương, của tiết khí, cũng như dùng để mô tả sự doanh hư, tiêu tức, sự thịnh suy, thăng trầm, tụ tán của vũ trụ và vạn vật.
Mười hai quẻ ấy là:
- Cấu, Độn, Bĩ, Quan, Bác, Khôn,
- Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Kiền.
Ta nhận thấy:
Nơi 6 quẻ trên (Cấu... Khôn), Âm là chủ, và Dương biến dần thành Âm.
Nơi 6 quẻ dưới ( Phục ... Kiền), Dương là chủ, và Âm biến dần thành Dương.
Đó là sự biến hoá hai chiều, hai mặt của một thực thể là Thái Cực.
Cấu | Độn | Bĩ | Quan | Bác | Khôn |
Âm trưởng, Dương tiêu | |||||
Phục | Lâm | Thái | ĐạiTráng | Quải | Kiền |
Mười hai quẻ Dịch tiêu tức của đồ hình trên:
Vòng Âm trưởng, Dương tiêu:
Cấu (tháng 5), Độn (tháng 6), Bĩ ( tháng 7)
Quan (tháng 8), Bác (tháng 9), Khôn (tháng 10).
Vòng Dương trưởng, Âm tiêu:
Phục (tháng 11), Lâm (tháng12), Thái (tháng 1)
Đ.Tráng (tháng 2), Quải (tháng 3), Kiền (tháng 4)
- Đối với cá nhân con người , thời quẻ Bác là thời khốn khổ, suy vi nhất. Trong cảnh tha hương này, số người gặp phải thời quẻ Bác không phải là ít. Thất nghiệp, không nhà ở, không thân thích, không tiền bạc, nếu lại gặp cảnh yếu đau nữa, thì sự khổ sở không sao tả xiết. Gặp hoàn cảnh này, họ rất dễ bị xa ngã, nếu họ chẳng may gặp phải kẻ chẳng ra gì, lợi dụng sự khốn khó của họ để đưa họ vào con đường bất chính. Những người không may này, nếu sớm biết hồi tỉnh, trở về chánh nghĩa, thì chẳng đáng bị chê trách. Còn những người, sống được sự giúp đỡ của bố mẹ, của chính quyền để ăn học, nhưng đã chơi bời phóng túng, bỏ bê học hành, lười biếng không chịu làm ăn, để đến nỗi thân tàn, ma dại; hoặc những người đã có gia đình, đã có công ăn, việc làm hẳn hoi, nhưng vì quá tự mãn, coi mình là nhất thiên hạ, không còn lo lắng gì về tương lai, sẵn có uy tín nên vay mượn dễ dàng, đâm ra bài bạc, lâu dần công nợ chồng chất, thậm chí còn đánh đập vợ để lấy tiền cờ bạc. Rốt cuộc, cửa nhà tan nát, vợ con ly tan. Đó thật là thời Bác không tới mình, mà mình tự đi tìm thời Bác vậy. Những loại người kể trên này, nếu không kịp thời tỉnh ngộ, ăn năn, hối cải thì sớm muộn gì cũng sẽ đi đến tình cảnh tang thương, không gì cứu vãn nổi.
Đời sống của chúng ta, nếu TRỜI HẠI TA, thì ta còn cứu ta được, bằng sự cố gắng, cầu tiến, tiết kiệm, chịu khó. Nhưng nếu TA TỰ HẠI TA, thì không ai cứu nổi. Ta luôn luôn phải ghi nhớ câu này
Quẻ thứ 4. 雷 水 解 LÔI THỦY GIẢI
Trên đời việc gì cũng có lúc cùng; kiển nạn mãi, phải có kỳ được giải thoát. Vì thế sau quẻ Kiển là quẻ Giải.
Chữ Giải xét về Từ nguyên là dao, là dùi bằng sừng trâu dùng để gỡ nút. Cho nên Giải là tháo gỡ, hóa giải tai nạn.
Quẻ Giải, trên có quẻ Chấn là sấm, là động; dưới có quẻ Khảm là nguy hiểm. Chấn ở trên Khảm, tức là gặp nguy mà có đủ sức mạnh hoạt động, nên đã thoát nguy. Vì thế, xét về mặt chữ, xét về ý nghĩa và hình tượng của quẻ Giải, đều gợi ra ý nghĩa Giải nạn, tế nguy, Giải tán hoạn nạn. Mà tiểu nhân là đầu mối sinh ra mọi sự hoạn nạn, bế tắc trong xã hội. Cho nên, sau khi đã giải được nguy cơ cho non sông, đất nước cần phải tiễu trừ tiểu nhân.
Trong suốt quẻ Giải, ta thấy hiện lên ý nghĩa Cần phải diệt trừ tiểu nhân. Nơi quẻ Kiển, là rối ren, nguy hiểm bế tắc, thời dạy cần phải đoàn kết, cần phải tìm ra được nhân tài, được người lãnh đạo, để đối phó với tình hình. Nay tai qua, nạn khỏi, đã đi đến giải nạn rồi, thời lại khuyên nên trừ diệt tiểu nhân. Đường lối thật rõ ràng vậy.
Quẻ thứ 5. 天 地 否 THIÊN ĐỊA BĨ
Bĩ là Âm Dương cách trở, trời đất cách trùng, cho nên vạn vật lâm cảnh bế tắc.
Bĩ là thời kỳ tiểu nhân lũng loạn chính quyền, mặc tình làm mưa, làm gió; còn người quân tử thì lại bất đắc dụng, bất phùng thời. Cái gì xui nên sự bế tắc, sự chia ly ấy? Chính là sự thái thịnh. Tại sao? Vì khi thịnh, con người dân dần bớt cố gắng, bớt đề phòng, bớt giữ ý, và bắt đầu đi vào con đường xa hoa hưởng thụ.
Nói rằng: Bĩ tự Thái sinh, cũng y như Dostoievski đã viết: Căn nguyên của sự chiến tranh chính là cảnh thái bình (Max Scheller, L'Idée de la Paix et le Pacifisme, p. 71).
Quẻ Bĩ ứng vào thời kỳ mà con người lấy vật chất làm trọng tâm, lấy sự đấu tranh làm phương châm hàng động, lấy sự thỏa mãn thị hiếu, thị dục làm cứu cánh, lấy sự thành công bên ngoài làm tiêu chuẩn mà đánh giá con người. Thời ấy tất cả cái đẹp đẽ đều phô ra ngoài, con người trở nên phù phiếm, phiến diện. Đạo đức, nhân nghĩa cũng hời hợt nơi đầu môi, cửa miệng, và được lồng vào những lễ nghi bên ngoài, được giăng mắc nơi đâu đường, xó chợ, dưói hình thức bích chương và biểu ngữ... nhưng trên thực tế, đạo đức, nhân nghĩa đã rời khỏi lòng con người.
Người quân tử khi thái bình, thì phải biết đề phòng họa hoạn; lúc gặp cơn đen, vận túng, thời phải biết ẩn dật, chờ thời, cố giữ lấy lề xưa, cách cũ, cố tài bồi cho văn hóa khỏi suy vong, chờ cho đến khi thời cơ xoay chuyển đem đại vận, đem hanh thông trở lại.
Quẻ thứ 6. 兌 為 澤 ĐOÀI VI TRẠCH
Làm cho người đẹp lòng, đẹp dạ, người sẽ vui lòng cộng tác với mình để làm nên đại sự, vì thế nói Đoài hanh. Nhưng làm đẹp lòng người đây, không phải bằng những thủ đoạn bất chính, mà phải bằng những đường lối chính đáng, những cách thức đường hoàng, như vậy mới hay, mới lợi (Lợi trinh). Trinh là minh chính, chính đáng.
Còn người lớn, thì đa số thiếu ăn, thiếu mặc, đời sống thiếu tiện nghi, thua sút dân tộc xứ người quá xa.
Làm sao cho ta khỏi khổ vì xã hội, vì gia đình, hay vì sự mê muội của chính bản thân ta.
Trước tiên, người cầm đầu nước phải biết mưu lợi ích cho dân. Phải biết đưa dân, chỉ dẫn cho dân vào con đường tiến hóa về mọi mặt : kinh tế, xã hội, đạo đức, nghề nghiệp, phát minh vv... Luôn luôn phải chạy đua trên đà tiến hóa của nhân loại. Luôn luôn phải giúp dân, nâng đỡ những tài năng ưu tú để họ có đủ phương tiện vật chất, tinh thần, để họ có thể thực hiện được những hoài bão của họ, để họ có thể mang tài năng của mình mà giúp ích cho nhà, cho nước mai sau.
Tiếp theo, người dân phải biết bổn phận mình phải làm gì? Mỗi người dân, gái cũng như trai, ai nấy đều phải có nghề nghiệp để có thể tự túc được, không phải sống nương tựa vào người khác. Ngay trẻ em, từ 8 tuổi, ta cũng thể tập cho các em có thể giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhẹ trong nhà như: lau bàn ghế, hay có thể tự săn sóc lấy cho mình được như ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, thu dọn buồng ngủ của mình cho ngăn nắp. Như vậy, trong một gia đình, vợ chồng đều có nghề có thể kiếm được tiền, con tuy nhỏ mà đã có óc trưởng thành sớm, thì dù ở hoàn cảnh nào, ta cũng không bị lo âu nao núng. Như vậy, ta đã bớt được rất nhiều nỗi khổ vì gia đình.
Khổ do chính bản thân ta tạo ra. Phần lớn nỗi khổ này do sự hôn nhân sai lầm mà ra, cũng chỉ vì yêu đương vội vã, không suy xét cẩn thận đã kết hôn. Sau đó, là do nghề nghiệp, đó cũng là vì lúc còn ở học đường, ta đã chọn một nghề không hợp với khả năng của ta, chỉ vì cha mẹ ta, hoặc do chính bản thân ta, chỉ chọn nghề do bề ngoài của nó, mà ít người nào chịu tìm hiểu xem mình có đủ khả năng học nghề đó không, hoặc nó có thích hợp với mình không? Do đó hậu quả là khi ra trường không kiếm được việc, hoặc có việc mà không được trọng dụng, vì khả năng quá yếu của mình, nên lúc nào cũng không được thoải mái, hoặc tự ti mặc cảm vì kém bạn đồng nghiệp.
Tệ hại hơn nữa, là khổ do sự u mê mà ra. Nhiều người chỉ vì muốn làm giầu nhanh chóng mà không phải khó nhọc gì, nên lao đầu vào thú vui bài bạc, để cuối cùng tán gia bại sản vì nó. Lại có người chạy theo thú vui nhục dục, để rồi tiền hết, bệnh mang. Lúc đó lại đổ cho tại số sui mà ra. Tóm lại, Khổ hay Sướng, Buồn hay Vui là do ta tự quyết định cho ta vậy.
Quẻ thứ 7. 水 風 井 THỦY PHONG TỈNH
Khi người bị khốn ở bên trên, sẽ quay xuống phía dưới, cho nên, sau quẻ Khốn là quẻ Tỉnh. Tỉnh là giếng. Nói đến giếng nước, tức là nói đến cung cấp nước uống cho dân chúng từ ngàn xưa tới nay.
Thường làng nào cũng có giếng. Giếng đào sâu xuống cho tới các mạch nước ngầm, nên có thể cung cấp nước ăn uống cho cả dân làng.
Quẻ Tỉnh, trên là quẻ Khảm là nước, dưới là quẻ Tốn là gỗ. Xưa người ta dùng gầu tre, gỗ hoặc những cần cây để múc nước giếng lên. Lại cũng dùng giây thòng gầu xuống để múc nước lên.
Thoán của quẻ Tỉnh dạy ta hai bài học chính yếu:
1- Phải cố gắng đạt tới nguồn mạch sống động, siêu nhiên nơi con người, phải đạt tới Trời, tới Đạo, nơi tầng sâu con người, để thoả mãn nguyện vọng sâu xa, huyền bí nơi con người.
2- Phải có 1 nền hành chánh hoàn hảo, để thoả mãn nhu cầu muôn dân.
Quẻ thứ 8. 風 雷 益 PHONG LÔI ÍCH
Quẻ Ích đưa ra một nguyên tắc hành chánh, chánh trị hết sức là quan trọng. Cai trị là làm ơn, làm ích cho dân Quẻ Ích trên có chữ Thủy là nước, dưới có chữ Mãnh là bát. Như vậy Ích chẳng khác nào bát nước đầy.
Quẻ thứ 9. 火地晉 HỎA ĐỊA TẤN
Tấn là tiến lên, sáng láng, rục rỡ, như mặt trời mọc lên dần dần, tỏa ánh quang huy ra khắp mọi nơi.
Dịch Kinh có 3 quẻ đề cập đến sự tiến triển.
- Một là Tấn, là mặt trời tiến lên. Hai là Thăng, là cây từ lòng đất vươn lên. Ba là Tiệm, là cây từ sườn non vươn lên. Trong ba quẻ, thì Tấn là phát triển, thẳng tiến mạnh nhất. Quẻ Tấn trên là Ly, có nghĩa là quang minh, dưới là Khôn, có nghĩa là nhu thuận. Thượng minh, hạ thuận, tức là ứng vào một hoàn cảnh mà vua thời minh, tôi thời hiền, dưới trên tương đắc.
on người sinh ra đời, luôn luôn phải tiến lên, để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại.
* Khi còn ở học đường, ta tiến lên bằng các chăm chỉ học hành, có điều gì không hiểu thì hỏi thầy, hỏi bạn, tìm hiểu thêm trong sách vở ở ngoài, chứ đừng tiến lên bằng nhưng thủ đoạn gian manh, bề ngoài thì có bằng cấp, nhưng thực tế thì kiến thức thu thập được ở học đường không bao lăm, ra ngoài khó kiếm việc làm, tạo cảnh dở khóc dở cười.
* Khi đang làm việc, muốn tăng lương, tăng chức, thì phải chăm chỉ, nghiên cứu thêm để có nhiều sáng kiến mới, phải mang những sáng kiến đó lên thượng cấp của mình. Nhưng khi mình đã được trọng dụng rồi, thì phải tùy theo trí thông minh và sức khoẻ của mình mà tiến lên, chứ đừng cố gắng tối đa, (nhất là những người ở thành phần phát minh, phải cần có bộ óc cực kỳ sáng suốt), có thể gây ra sự suy nhược thần kinh, đó là điều quẻ Tấn muốn khuyên ta: Tiến nhưng đừng tiến vượt quá sức mình.
* Khi thấy mình là thành phần suất sắc, có khả năng đào tạo được một cơ sở độc lập, thì cứ mạnh bạo tiến lên, ví gặp khó khăn đừng nản chí, vì ở đòi có sự thành công nào mà không gặp khó khăn lúc ban đầu đâu.
Nhưng dù làm gì, cũng phải ngay thẳng, minh chính. Dùng mưu lược, thủ đoạn để bảo vệ mình thì không sao, nhưng để hãm hại người, mưu lợi cho mình, thì người quân tử không bao giờ làm.
Quẻ thứ 10. 水 山 蹇 THỦY SƠN KIỂN
Thoán Truyện trước hết định nghĩa Kiển là nguy nan, trắc trở, và cho biết lý do: nguy nan, trắc trở vì hiểm nguy đang ở trước mắt (Kiển nạn dã. Hiểm tại tiền dã). Thoán Truyện cũng dạy cách sử xự trong thời kỳ kiển nạn: làm sao cư xử cho hay, cho khéo, tránh được cho mình phiền lụy, đừng có nhảy vào nguy hiểm, vào những đường núi, đường cùng, trắc trở, gian nan (Kiển. Lợi Tây Nam. Vãng đắc trung dã. Bất lợi Đông Bắc. Kỳ đạo cùng dã). Gặp thời loạn ly, phải như con chim, biết tìm cây mà đậu; phải như con người, biết tìm chúa mà thờ.
Trong những thời nhiễu nhương, có rất nhiều người nhẩy ra để phiêu lưu, mưu đồ đại sự, nhưng chỉ có bậc đại nhân, có tài, có đức, có đạo lý, có chủ trương, mới có thể hoạch định ra được một đường lối hẳn hoi, để đem lại an bình cho đất nước. Vì thế đoán ra được anh hùng giữa trần ai, mới là hay, là lợi (Lợi kiến đại nhân. Vãng hữu công dã. Đáng vị trinh cát. Dĩ chính bang dã).
Quẻ thứ 11. 離 為 火 LY VI HỎA
Xưa hay Nay, bất cứ ở thời đại nào cũng vậy, loài người khi mới bắt đầu hiểu biết, đã nhận biết được cái gì là đúng, là sai, là hay, là dở. Nhưng dần dần con người va chạm nhiều với xã hội, rồi bị ô nhiễm, bị tư dục làm mờ mắt, nên sự phán đoán, suy xét dần dần lầm lạc, nên con người cứ từ từ bị sa đọa. Nhất là, đà văn minh vùn vụt tiến, con người bị quá nhiều nhu cầu vật chất đòi hỏi, và phải cố đáp ứng nhu cầu cho đầy đủ như: xe hơi, tủ lạnh, bếp ga, máy lạnh v.v... Những thứ này lại còn biết bao thứ bên cạnh nó như: có xe hơi, phải mua bảo hiểm, mua xăng chạy xe, có tủ lạnh thì phải lo tiền điện hàng tháng v.v..., đó là chưa kể thời gian càng văn minh, thì con người làm việc càng như cái máy, do đó cũng cần phải nghỉ ngơi, tẩm bổ cho cơ thể lại sức, nên con người lại cần phải lo kiếm tiền cho nhiều, rồi từ cái này dần đến cái khác, con người bị sa đọa lúc nào không hay, có nhiều lúc bừng tỉnh lại, thấy mình cũng quá đáng, nhưng vì bản năng quá yếu hèn, hoặc nhu cầu vật chất đòi hỏi quá mạnh, nên lương tri chỉ vụt qua, mà không ở lại được.
Nên nếu ta ở vào thời buổi văn minh này, mà ta thắng được vật dục cám dỗ, không để con người ta bị sa đoạ, lỗi lầm, như vậy là ta luôn theo được đường công chính, ngay thẳng. Ngay thẳng từ suy nghĩ tới việc làm, đó là ta đã đi được quá nửa đường của Thánh nhân vậy.
Đến tuổi xế chiều, ta từ từ bỏ bớt công việc ngoài đời, lo việc tu thân, và nên luôn tự hỏi: Ta là ai? Từ đâu tới? Và cố gắng trở về nơi cội nguồn của mình một cách tự hào, thanh thản, lo việc giúp người, giúp đời một cách vô tư như mình thở khí Trời vậy, và với nụ cười luôn nở trên môi. Nếu là người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết hơn người, nên lo viết sách dạy dân, truyền lại sự hiểu biết cho người đời sau. Đó là ta đã biết đi đúng đường Trời, đó là ta đã có vẻ sáng chung quanh như quẻ Ly đơn vậy.
Còn nếu như ta dùng cái thông minh, tài giỏi của ta, để mưu cầu tư lợi, cưỡng đoạt của người, hoặc hãm hại người để tranh quyền, đoạt vị, thì ta đã đi lầm đường, trước sau gì ta cũng bị suy vong, nếu không thì sẽ bị miệng thế cười chê. Thật không đáng vậy!
Quẻ thứ 12. 澤 風 大 過 TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ
Đại Quá là quẻ có 4 Hào Dương bên trong, còn Sơ và Thượng là Âm. Dương quá nhiều hơn Âm, mà Dương là Đại, nên gọi Đại Quá.
Vì vậy, Đại Quá là thời kỳ Quân tử mạnh hơn Tiểu nhân. Nhưng Đại Quá, vì trên dưới là hào Âm cả, nên ví như cái cột mà trên, dưới 2 đầu đã yếu, đã oẻ, khó lòng đứng vững, hay như một cái cây đã khô, vì sinh lực không còn ở gốc, hay ở ngọn nữa. Như vậy Đại Quá chính là một trường hợp khẩn trương phi thường, cần phải có người tài đức phi thường, làm những công chuyện phi thường mới cứu vãn nổi.
Vì thế Đại Quá vừa là phi thường chi thế, vừa là phi thường chi nhân, chi sự. Đại Quá là quá cương, nên trong quẻ bàn rằng: muốn làm nên đại công, đại nghiệp, thời cương là hay, nhưng quá cương đến mức quá tự tín, quá khinh thường, khinh thị là dở, phải cẩn trọng mới nên công.
Cương quá mức, làm vượt quá thời, hoạt động mà đến phải rơi xuống hồ (Đại Quá, trên có Đoài là Hồ, dưới có Tốn = Nhập = rơi vào). Tuy là những người phi phàm, có tư cách xuất chúng, nhưng đời thường chẳng dung! Cho nên phải biết cẩn thận, lo lắng, đề phòng, xét mình sửa sai, thì mới có thể đáp ứng được Thiên Mệnh.
Hào Âm mà ở vị âm là quá Nhu.
Hào Dương mà ở vị Dương, là quá Cương, không hay. (Âm hào ở Dương vị, Dương hào ở Âm vị mới tốt.) Thế là dạy con người phải biết lúc Cương, lúc Nhu, lúc Tiến, lúc Thoái, chứ đừng khăng khăng một mực.
Thời đại nào cũng có những người phi phàm, có tài năng, tư cách xuất chúng, nhưng lại chỉ có một số rất ít (phải nói là quá ít), là thành công mà thôi. Tại sao vậy?
Tôi xin mạo muội mượn lời dạy của quẻ Đại Quá trên, mà phân tách: Yếu tố nào đã khiến những người có tài năng hơn người đó lại thất bại. Tôi xin đưa ra 2 trường hợp:
A) Người làm chính trị: Họ thất baị là vì có nhiều nguyên do:
1) Vì không có mục đích, môi trường, chủ trương chính đáng.
2) Vì yếu ớt, thiếu lực lượng thì chỉ có 2/10, mà thất bại vì nóng nảy, ương ngạnh, thì có đến 8/10. Những người này thường cho mình là chính nhân, quân tử, mà mọi người khác là Tiểu nhân, chỉ mình là hay, còn người khác là dở.
3) Làm gì cũng muốn thành công mau, kết quả vội. Vì thế bọn tiểu nhân dễ xu phụ, du nịnh, làm ra vẻ mặt phục tùng, theo ý thích của họ, làm cho họ trở nên cao ngạo. Họ làm công việc không suy tính, không dựa vào chúng dân, mà lại dựa vào những người hữu danh, vô thực, thì nếu may mắn mà được một chút như ý, thì thử hỏi: Hoa nở cành khô sống mấy mươi.
B. Người có tài năng thật sự: Như những nhà Bác Học, Khoa Học gia, Kỹ sư phát minh, hoặc những người không có bằng cấp ngoài đời, nhưng họ có tài năng, sáng kiến vượt bực.
1) Những nhà Bác Học, Khoa Học gia: những người này phần lớn được Chính Phủ giúp đỡ về mọi phương diện, nên khi tìm được cái gì, là được công bố kết quả, nên do đó danh vọng dễ lên, vì được nhiều người biết tiếng, tiền tài tương đối cũng khả quan
2) Những người giỏi, có tài năng, nhưng không có bằng cấp ngoài đời: Họ biết là họ không có bằng cấp, họclực bằng ai, vì thế họ không kiêu ngạo. Lúc đầu, họ mang hết tài năng, sáng kiến ra để làm những cái nho nhỏ, vừa đủ tài sức họ, sau khi đã thành công, họ mới phát triển lớn ra, và họ dùng tiền mướn những người kỹ sư giỏi về cộng tác, để kiếm tiền cho họ. Do đó số người này, về mặt kiếm tiền khá thành công, vì họ biết cách dùng người.
3) Những người có tài năng, bằng cấp, óc phát minh: Những người này là những người chịu thiệt thòi nhất, bị lớp người trên lợi dụng tài năng mình để kiếm tiền cho họ, và còn bị họ che dấu tài năng mình, và chỉ trả mình số lương tối thiểu, so với số lợi tức mà mình đã kiếm ra cho họ.
Tại sao, những người có tài năng lại bị bóc lột như vậy mà không biết giải quyết . Làm sao có thể giải quyết?
Theo thiển ý của tôi: Những người có thực tài, phải có quyết tâm phát triển tài mình một cách độc lập, nếu có thể nên có những ý kiến sau:
* Những người có tài, phải cộng tác với nhau thành một khối. Khối này sẽ do một vị anh minh, sáng suốt, có lòng vị tha, không cao ngạo đứng đầu, cùng với một bộ phận gồm nhiều người tài giỏi khác (được bầu) lãnh đạo. Những vị này, trừ vị chỉ huy lúc đầu là chủ tịch, còn chỉ được giữ chức vụ, lương bổng, trong nhiệm kỳ có giới hạn.
* Chính phủ phải nâng đỡ họ về mặt tài chính lúc đầu để họ và gia đình có đủ phương tiện sống, mà tiến hành công cuộc phát minh. Khi đã thành nếp, thì lương hướng của họ nhiều, ít sẽ tùy theo sự thành công của họ.
Thành công của họ phải được công bố trên báo chí, để khuyến khích họ và những người theo sau họ. Như vậy mới công bằng, và như vậy mới có sự cố gắng để tiến lên, và nhân tài mới có cơ phát triển.
Ước mong bài Áp dụng nhỏ bé này đến tay những ai có tài năng, óc độc lập, lòng cầu tiến, mà chưa đủ hùng tâm, can đảm tiến lên, thì hãy kêu gọi những người tài giỏi, đồng chí với mình đứng lên, mà thực hiện hoài bão, để tránh khỏi cảnh Người bóc lột người, và để người có tài năng có dịp thi thố đúng với khả năng của họ, thời kẻ viết bài này cũng đã mãn nguyện rồi.
Quẻ thứ 13. 天 大 畜 SƠN THIÊN ĐẠI SÚC
Thoán Từ đại khái nói: Người quân tử muốn ra giúp đời, phải hàm tàng, uẩn súc đạo đức, học thức, tài trí, cho nhiều, cho hay mới là Đại Súc. Nói là uẩn súc, nhưng phải uẩn súc chính lý, chính đạo mới hay (Lợi trinh), chứ không phải uẩn súc dị đoan, tà thuyết.
Nhưng người đã súc tích, hàm tàng kinh luân, sử sách, có tài, có đức cao siêu, thời nên được dùng vào đại công, đại sự, giúp ích cho nước, cho dân, hưởng lộc thiên hạ mới hay. Vì thế mới nói: Bất gia thực cát. Những người đó sẽ là những người cứu nguy, cứu nạn cho thiên hạ mỗi khi cần đến (Lợi thiệp đại xuyên).
Thoán Từ đại khái nói: Người quân tử muốn ra giúp đời, phải hàm tàng, uẩn súc đạo đức, học thức, tài trí, cho nhiều, cho hay mới là Đại Súc. Nói là uẩn súc, nhưng phải uẩn súc chính lý, chính đạo mới hay (Lợi trinh), chứ không phải uẩn súc dị đoan, tà thuyết.
Nhưng người đã súc tích, hàm tàng kinh luân, sử sách, có tài, có đức cao siêu, thời nên được dùng vào đại công, đại sự, giúp ích cho nước, cho dân, hưởng lộc thiên hạ mới hay. Vì thế mới nói: Bất gia thực cát. Những người đó sẽ là những người cứu nguy, cứu nạn cho thiên hạ mỗi khi cần đến (Lợi thiệp đại xuyên).
Quẻ thứ 14. 火 水 未 濟 HỎA THỦY VỊ TẾ
Quẻ Vị Tế ở sau quẻ Ký Tế, và cuối cùng 64 quẻ Dịch, có một ý nghĩa sâu sa. Thánh Hiền không để quẻ Ký Tế kết thúc bộ Kinh Dịch, mà lại để quẻ Vị Tế, là cốt cho ta thấy sự đời vô cùng, vô tận, trí con người khó mà lường được, mà giới hạn được. Sự đời biến dịch chẳng cùng: Trị mà sơ hở, sẽ sinh loạn. Cho nên, cuối quẻ Dịch, Thánh nhân để quẻ Vị Tế, muốn khuyên ta đừng bao giờ ngừng cố gắng, đừng bao giờ quên lo liệu, đề phòng.
Ngự Án bình rằng: Vị Tế là công việc còn dang dở chưa thành tựu. Sự dang dở sở dĩ có là vì các Hào chẳng đúng vị ngôi. Hào Âm ở vị Dương, Hào Dương ở vị Âm, cũng y như trong xã hội, sự dang dở sẽ sinh ra là vì người hay ở địa vị dưới, người dưới ở địa vị trên, thành thử mọi người đâm ra ngỡ ngàng khó xử.
Một cơ sở thương mại rất lớn, đã đứng vững cả nửa thế kỷ, thế mà tại sao đùng một cái lại tuyên bố bị phá sản. Tại sao?
Theo thiển ý của tôi, vì thiếu những lý do sau đây:
Vì những người cầm đầu, cứ theo nếp cũ làm, không chịu cải tiến cho hợp với nhu cầu, vừa với túi tiền của dân chúng ( điều này rất quan trọng).
a/. Nên hàng tháng, hoặc ít nhất 6 tháng 1 lần, phải lấy ý kiến của nhân viên trong hãng và cho giải thưởng tượng trưng, để khuyến khích những ai có ý kiến hay, và để biết trong đám nhân viên ai là người có tài năng thật sự, ai là người có thể cộng tác lâu dài với mình, để mình biết sử dụng người đúng cách. Lâu lâu, độ 3, 4 năm lại xin ý kiến cải cách của dân chúng, để xem trào lưu lúc đó dân chúng muốn gì, thích loại hàng gì, để mình cải tiến cho hợp thời, và để cho mình đừng mua vào những hàng có thể ứ đọng không bán được sau đó không xa.
b/. Phải tìm người giỏi để cộng tác . Những người này có thể thay mình mà điều khiển hãng, nên phải là người mưu trí, nhưng lương thiện. Nên lấy người từ cấp dưới trở lên, vì họ có nhiều kinh nghiệm. Đừng nên thu nạp nhân viên vào cấp cao, vì cảm tình, hoặc vì liên hệ anh em, họ hàng.
c/. Xử dụng nhân viên phải có tình, đừng vắt chanh bỏ vỏ, khiến người ta lúc nào cũng lo sợ bị sa thải, thì làm sao họ có thể tận tụy với mình được.
III. Về phương diện gia đình. Trong gia đình, khi khá giả, cũng đừng nên tiêu xài hoang phí, phải luôn đề phòng lúc thất thế, hoặc hoạn nạn có thể xẩy ra. Phải luôn học hỏi thêm, để theo kịp đà tiến hóa của nhân loại, và để bảo đảm cho đời sống trong gia đình được vững bền.
Tóm lại, sự thành bại trong đời ta là do ta, chứ không phải do Trời; nên nếu ta biết đề phòng, và luôn cố gắng thì coi như ta đã theo đúng lời dậy của quẻ Vị Tế vậy.
Nguồn : Dịch Kinh Đại Toàn. Tg. Nhân tử Nguyễn Văn Thọ
Comments
Post a Comment