Chương 0. Từ bàn tính Abacus tới bộ xử lý trung tâm (Central Processing Unit hay CPU)
Trong cuốn sách này, ta sẽ cùng làm quen với hai nhân vật là cậu bé Kenny và chú chó robot Lucky, trong cuộc hành trình khám phá trí tuệ nhân tạo trong cuốn sách nhỏ này.
Name: Kenny
Gene: Boy
Age: 9
Hobby: Play chess and Pet
Characteristics: Smart, Curious and
Name: Lucky
Gene: Male
Age: 4 months
Hobby: Detecting objects and swimming
Characteristic: Funny and Friendly
1. Số đếm:
Con người từ khi khởi sinh ra nhu cầu thu thập thức ăn, tài sản và quản lý các vật dụng, nhân lực thì số đếm cũng được hình thành. Việc đếm đơn giản đầu tiên có lẽ dựa trên các con số có sẵn có thể sử dụng được ngay đó là các đầu ngón tay và chân. Tuy nhiên nhanh chóng sau đó, để mô tả các con số lớn hơn thì việc sử dụng các vạch cộng dồn trở nên quá phức tạp và rắc rối. Một cách tự nhiên, bạn Kenny sẽ suy nghĩ dùng một số ký hiệu đơn giản hơn để biểu diễn cho các con số lớn hơn. Một ví dụ điển hình cho phương pháp này chính là các con số la mã I, II, V, X, L, M ... Tuy nhiên thực tế người ta không chỉ sử dụng các con số cho việc đếm mà còn mong muốn dùng nó để biểu diễn sự thay đổi tăng giảm.
Cho nên việc dùng các ký hiệu số để biểu diễn con số cụ thể thật sự bị giới hạn.
Để thực hiện tính toán, người ta bắt đầu quan tâm tới số, nhóm số thành các cụm cho việc tính toán cộng trừ. Thế là hệ số thập phân ra đời. Nhưng có lẽ trước đó người ta đã biết tới các hệ số đếm khác như hệ thập nhị phân ở Lã Mã, và bàn tính Abacus ra đời từ hơn 2500 năm trước lại thực hiện nhóm các con số theo cơ số 5. Lý do có lẽ xuất phát từ quan niệm của phương đông về các sự vật hiện tượng trong tự nhiên tuân theo con số ngũ hành. Người ta dùng con số 5, và số 6 để định Can và Chi cũng như lập lịch tính ngày tháng. Và hẳn nhiên sự gần gũi của hình dạng con người với mỗi bàn tày có năm ngón mà không phải là một con số nào khác. Sự xuất hiện tự nhiên như vậy cho thấy con số 5 là con số thật sự có ý nghĩa trong quan niệm về tự nhiên của người phương đông.
Comments
Post a Comment